Dáng vẻ thanh tao, màu sắc rực rỡ, hoa mai từ lâu vốn là biểu tượng cho sự phú quý, giàu sang và hạnh phúc của mỗi gia đình. Cùng bài viết hôm nay tìm hiểu thêm về nguồn gốc, đặc trưng cũng như ý nghĩa của hoa mai vàng trong ngày tết này nhé.
Nguồn gốc của cây hoa quyền quý
“Đắc kỷ ái lãm hàn mai
Trụ tằng ngự tuyến hồng lãm chi”
Hai câu văn trong sách “Trân hương bảo ngự” của Phí Cung Ấn ghi chép lại từ đời Minh. Câu trên có nghĩa là nàng Đắc Kỷ thích ngắm hoa trong tuyết lạnh, còn Trụ Vương cũng đội tuyết lên để ngắm cùng. Như vậy có thể thấy là hoa mai có nguồn gốc từ Trung Hoa, cũng tức là có mặt cách đây hơn 3000 năm trước.
Người Trung Hoa từ xưa đến nay vốn nặng tình với hoa mai. Chẳng tự dưng mà “Tùng, Trúc, Cúc, Mai” được liệu vào nhóm Tuế tàn tam hữu – Nghĩa là chịu được tuyết lạnh chẳng khác bậc trượng phu khí tiết vững vàng, chịu được mọi nghịch cảnh và không bao giờ khuất phục bạo quyền.
Hoa mai nằm trong bộ tứ quyền quý của Trung Quốc
Giống như anh đào là quốc hoa của Nhật thì hoa mai cũng gần như là quốc hoa của người Trung Quốc. Cũng chính vì vậy mà họ đặt tên cho hoa mai khá cầu kỳ. Có những loại mai 6 cánh tròn đẹp như thuỷ tiên thì gọi là Thuỷ tiên mai, có những loài hoa gắn từng cặp gọi là Uyên ương mai. Hoa mai màu đỏ hồng gọi là Yên chi mai, còn đài hoa màu xanh đậm lại được gọi là Lục ngạc mai, Hạc đình mai…
Hoa mai – Tổng quan về cây hoa ngày Tết
Hoa mai có xuất xứ từ cây hoang dại, có khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là khí hậu của miền Nam. Cây mai thuộc họ Ochnaceae, có tên khoa học Ochna Integerrima, cây còn được gọi là hoàng mai.
Mai là cây lâu năm, có thể sống tới trăm năm, gốc cây to rễ và thân xù xì. Nếu được chăm sóc chu đáo thì cây sẽ cho rất nhiều hoa cùng màu sắc đa dạng, sặc sỡ. Cây mai mỗi năm rụng lá một lần vào cuối mùa Đông và nở hoa vào đầu mùa Xuân, chỉ riêng Mai Tứ Quý là nở quanh năm. Hoa mai nở là dấu hiệu của Xuân đang về. Chính vì thế chúng trở thành một biểu tượng không thể thiếu trong các màu sắc ngày Tết của Châu Á.
Đặc điểm của cây hoa mai
Một trong những lý do khiến cây mai nổi tiếng chính là nhờ vào hình dáng của chúng. Cây hoa mai với dáng vẻ thanh tao, thân cây cứng, cành giòn, hoa to và phẳng. Thân cây rất mềm mại, lá xanh biếc dịu dàng và màu vàng cực kỳ rạng rỡ.
Ý nghĩa của cây hoa mai
Màu vàng của hoa mai từ lâu được xem là màu tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Theo quan niệm của người xưa, gia đình nào có nhiều hoa mai nở càng nhiều cánh thì nhà đó càng may mắn và sung túc.
Cây mai có rễ cắm sâu vào lòng đất để không bị dễ đổ gục hay bị tàn phá khi có gió bão, thời tiết khắc nghiệt. Cũng chính bởi vậy, hoa mai còn tượng trưng cho phẩm chất mạnh mẽ, kiên cường vượt qua mọi nghịch cảnh.
Một biểu tượng của mùa xuân rực rỡ, một màu sắc của sự sang trọng quyền quý, một phẩm chất kiên cường, bền bỉ vượt qua khó khăn, tất cả tạo nên một loài hoa mai xinh đẹp động lòng người.
Các dòng hoa mai nổi bật
Không chỉ có một loại hoa mai vàng mà mọi người vẫn trưng ngày Tết, hoa mai thực tế có rất nhiều giống khác nhau đấy nhé. Trên thế giới có tới 20 giống hoa khác nhau, còn ở Việt Nam sẽ có khoảng 8 loại. Điển hình như:
Song mai
Hoa màu trắng muốt, ra hoa và kết trái từng đôi nên được gọi là song mai. Hoa này cực dễ thương, cũng là loại hoa đáng yêu bậc nhất.
Mai mơ
Mai mơ, hay còn gọi là Hạnh mai, cao tới 6m và có lá rộng, tròn, đầu nhọn. Đài hoa đỏ tía hoặc xanh thẫm, có 5 cánh với hai sắc: trắng và hồng. Hoa mai mơ sắc còn có tên gọi khác là Lục Ngạc Mai. Cây hoa mai này có quả vị chua ngọt, mùi cực kỳ thơm.
Mai chiếu thuỷ
Mai chiếu thuỷ là cây đa niên, có gốc to, cành nhánh nhiều. Hoa nhỏ, mọc 5 cánh, mọc thành chùm nhỏ li ti có màu trắng tuyền và hương thơm dịu dàng, dễ chịu.
Nhất chi mai
Nhất chi mai là dòng hoa mai khá nổi tiếng, cũng được nhiều người biết tới. Hoa có màu trắng pha hồng, thường hay gặp ở miền Nam.
Mai tứ quý
Mai tứ quý là loại hoa mai có 5 cánh màu vàng tươi, không mọc nhiều nhưng tự trổ được mà không cần chăm sóc. Mai tứ quý là một loại mai kiểng, nở quanh năm và năm nào cũng có thể trổ hoa. Khi hoa tàn, 5 cánh hoa vàng rụng hết thì 5 đài hoa bên dưới trở thành màu đỏ sẫm. Các đài hoa thay vì xòe ra như trước khi tàn, lại úp vào ôm lấy nhụy, trông như đóa hoa búp vậy. Nhụy hoa bên trong kết hạt, từ màu xanh khi còn non đổi sang màu đen lúc già, to dần, đẩy 5 đài hoa lại nở bung ra lần thứ hai như một đóa hoa mai màu đỏ, chính vì lẽ đó mà mai Tứ Quý còn được gọi là Nhị Độ mai (hoa nở 2 lần, trước vàng, sau đỏ).
Bạch mai
Bạch mai là cây mai cao tới 15m, có hương thơm dễ chịu. Hoa bạch mia có dáng như hoa sứ, màu trắng. Bạch mai tượng trưng cho sự tinh khiết. Bạch mai là một loại hoa hiếm, bởi chúng rất yếu và khó chăm sóc.
Xem thêm Cách lựa chọn thuốc kích nụ mai vàng nở rộ vàng đều đúng ngày tết
Cách chăm sóc hoa mai
Hoa mai thích hợp với khí hậu nóng ẩm, với nhiệt độ khoảng từ 25 đến 30 độ C. Nếu nhiệt độ thấp hơn thì cây khá khó sống. Chính vì lẽ đó là cây hoa mai thường được ưa chuộng ở miền Nam hơn là miền Bắc. Đồng thời, mai cũng là một loài cây ưa nắng, ưa ẩm. Vì vậy mà cây nên được trồng từ khoảng thời gian cuối tháng 10 âm lịch cho đến tháng 2 âm lịch.
Đối với việc chọn phân bón cho cây trồng, tuỳ vào từng kích cỡ cây mà bạn có thể tuỳ chỉnh lượng phân bón cho phù hợp. Tuy nhiên, phân hữu cơ là loại phân tốt nhất sử dụng cho mọi loại cây trồng. Lượng phân bón sẽ chiếm khoảng 1/10 lượng đất trồng trong hố hay trong chậu, trộn đều với đất trước khi trồng.
Cây hoa mai chịu hạn khá tốt, nhưng nếu để cây “khát” trong thời gian dài thì không nên, vì như vậy cây sẽ cằn cỗi và suy kiệt. Luôn giữ cho đất ẩm nhưng không ngập nước.
Vào những ngày nắng nên tưới mỗi ngày một lần hoặc tưới cách ngày cũng được, tưới đẫm nước bằng cách dùng vòi tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá sẽ tốt hơn, thời gian tưới tốt nhất là buổi sáng (khoảng 8h – 9h). Vào mùa mưa thì không cần tưới, chú ý giữ cho đất thoát nước tốt.
Tìm hiểu thêm về các loại phân bón chuyên dùng cho mai vàng
Đối với trồng chậu thì nên tưới nước mỗi ngày, vì đất trong chậu đã bị giới hạn nên rất nhanh khô, không giữ ẩm được lâu. Mỗi ngày nên tưới 2 lần vào buổi sáng (khoảng 8h – 9h sáng) và buổi chiều (khoảng 4h – 5h chiều).
Cứ khoảng 2 tháng thì nên cắt tỉa cành 1 lần, những cành tăm, cành yếu hay cành bị sâu bệnh, già cỗi, những cành mọc dày đặc trong tán đều dùng kéo hoặc dao cắt bỏ, những cành vươn dài thì nên cắt ngắn lại chừa khoảng 4 – 5 nách lá.
Bài viết trên đây đã chia sẻ tới các bạn về hoa mai – Nguồn gốc, ý nghĩa và những đặc trưng của loài hoa tượng trưng ngày Tết này. Hi vọng các bạn đã có thêm thông tin bổ ích về hoa mai.