Cầu thủ bị thẻ đỏ treo giò mấy trận theo luật Fifa 2022
Có lẽ rất nhiều fan hâm mộ môn thể thao vua ít khi để ý tới luật bóng đá có bao nhiêu danh mục cả thảy. Thực tế nếu anh em nghiên cứu về mảng này mới thấy hàng loạt nội quy mà bấy lâu nay bản thân chưa hề nắm rõ. Trong đó, cầu thủ bị thẻ đỏ treo giò mấy trận vẫn là câu hỏi được nhiều người đem ra bàn luận, trao đổi và vẫn chưa có lời giải đáp xác đáng nhất.vào bờ
Thẻ đỏ là gì?
Thẻ đỏ là tấm thẻ tượng trưng cho một hình phạt trong bóng đá. Khi nhắc tới loại thẻ này, người ta sẽ nghĩ ngay đến những pha phạm lỗi thô bạo, sai phạm nghiêm trọng ở một trận đấu.
Đồng thời, trọng tài sẽ là người nắm giữ thẻ đỏ và có quyền thực thi, áp dụng tùy vào tình hình diễn biến trên sân. Theo đó, vị vua áo đen sẽ lựa chọn 2 hình thức rút tấm thẻ này trực tiếp và gián tiếp như sau:
Trực tiếp: Cầu thủ có hành vi phạm lỗi, không chuẩn mực và vi phạm luật bóng đá sẽ bị trọng tài rút thẻ đỏ trực tiếp.
Gián tiếp: Trong 1 trận đấu bóng đá, nếu cầu thủ nhận đủ 2 thẻ vàng sẽ bị đổi sah thẻ đỏ và rời sân.
==> Tham giá các kèo các cược thẻ phạt tại nhà cái online
Nguồn gốc thẻ đỏ
Nguồn gốc thẻ đỏ trong bóng đá xuất phát từ ý tưởng của trọng tài Ken Aston. Vị vua áo đen người Anh giờ đây đã là người thiên cổ nhưng đóng góp này của ông khiến người ta vẫn luôn khắc ghi trong tâm trí.
Theo đó, tại vòng chung kết World Cup 1966, Ken Aston chính thức được FIFA bổ nhiệm vào vị trí ban trọng tài bóng đá thế giới. Cụ thể, nhiệm vụ chính của ông là chịu trách nhiệm cho công tác tổ trọng tài góp mặt tại mùa giải năm đó.
Tuy nhiên, điều kiện tổ chức World Cup khi đó còn khá hạn chế cộng thêm việc rất nhiều đội tuyển đến từ các quốc gia khác nhau dẫn tới bất đồng ngôn ngữ. Vì thế, hàng loạt cuộc tranh cãi đã nổ ra trong mỗi trận đấu tại giải này.
Cụ thể, tại vòng bán kết World Cup 1966 đội tuyển Anh chạm trán Argentina đã khiến nhiều fan hâm mộ còn nhớ mãi đến tận bây giờ. Bởi hành động của Rudolf Kreitlein – trọng tài người Đức cầm còi trận đấu đó đã cảnh cáo 2 cầu thủ Sir Robert Charlton và Jack Charlton.
Thế nhưng, do bất đồng ngôn ngữ nên ngay sau khi trận đấu kết thúc, Jack Charlton đã liên hệ với trọng tài Ken Aston để hỏi lý do vì sao bị cảnh cáo. Chính lúc đó, vị vua áo đen này đã nảy lên ý tưởng sử dụng thẻ vàng, thẻ đỏ thay cho lời nói.
Như vậy, nhờ có thẻ vàng, thẻ đỏ, toàn bộ cầu thủ, ban huấn luyện và khán giả đều hiểu ngay lỗi thuộc về ai mà không cần tới ngôn ngữ miêu tả. Ngay sau đó ở vòng chung kết World Cup 1970 tại Mexico, 2 tấm thẻ này lần đầu tiên được FIFA áp dụng vào trong các trận đấu.
Cầu thủ bị thẻ đỏ treo giò mấy trận?
Thẻ đỏ treo giò mấy trận sẽ phụ thuộc vào tình huống cầu thủ bị trọng tài cho nhận thẻ trực tiếp hay gián tiếp. Như phần trên bài viết có đề cập, vị vua áo đen có quyền đưa ra tấm thẻ đỏ ngay tức khắc nếu như cầu thủ phạm lỗi nguy hiểm hoặc có nhiều hành vi xấu.
Đồng thời, trọng tài cũng có thể trao tấm thẻ đỏ cho cầu thủ nếu trước đó anh ta đã phải nhận một tấm thẻ vàng. Ở đây được hiểu như tình huống gián tiếp nên mức độ xử phạt có phần nhẹ hơn, đồng nghĩa treo giò ít trận đấu hơn.
Thông thường, nếu trọng tài đưa ra thẻ đỏ trực tiếp, cầu thủ đó sẽ bị truất quyền thi đấu ngay tức thì. Điều này đồng nghĩa đội bóng chủ quản phải thi đấu với 10 người trên sân còn cá nhân kia tùy thuộc vào mức độ phạm lỗi sẽ bị treo giò từ 1 đến 3 trận.
Bên cạnh đó, nếu trường hợp cầu thủ phải nhận 2 thẻ vàng dẫn tới thẻ đỏ cũng sẽ bị đuổi khỏi sân ngay lập tực. Tuy nhiên, số trận treo giò đối với cá nhân này ít hơn thẻ đỏ trực tiếp khi chỉ phải nghỉ thêm trận kế tiếp.
Ngoài ra, ở một số trường hợp đặc biệt, cầu thủ có thể bị treo giò với số trận nhiều hơn con số 3. Bởi hiện nay các giải đấu lớn đặc biệt lên án các hành vi xấu trong bóng đá nên mọi pha phạm lỗi của cầu thủ đều bị mổ xẻ, bàn bạc lại để đưa ra án phạt thích đáng.
Những lỗi bị phạt thẻ đỏ trực tiếp
Để một cầu thủ bị trọng tài ”tặng” cho tấm thẻ đỏ và bị truất quyền thi đấu có nghĩa là cá nhân đó vừa có pha phạm lỗi rất nghiêm trọng. Ngoài ra, khả năng cao cầu thủ này thực hiện một số hành vi thiếu Fair Play nhưng không qua mắt nổi vị vua áo đen.
Đầu tiên, ở các tình huống phạm lỗi nghiêm trọng khiến cầu thủ phải nhận thẻ đỏ từ trọng tài điển hình như sau:
Vào bóng nguy hiểm bằng gầm giày dễ gây ra chấn thương cho đối thủ.
Cầu thủ không phải thủ môn cố tình dùng tay chơi bóng.
Dùng tay, miệng để tấn công đối phương.
Ngoài ra, trên thế giới có không ít trận đấu xuất hiện thẻ đỏ do cầu thủ thực hiện hành vi bạo lực, chủ đích tấn công đối phương thậm chí cả trọng tài, cụ thể như sau:
Cầu thủ bị phạm lỗi rất bình thường nhưng cay cú tấn công đối phương bằng các động tác kín hoặc trực tiếp tác động.
Cầu thủ không hài lòng với quyết định của trọng tài nên quay sang tấn công cả vị vua áo đen.
Kích động, tạo ra các cuộc ẩu đả không đá có ở trong sân lẫn ngoài đường pitch đều bị trọng tài cho thẻ đỏ trực tiếp.
Bên cạnh đó, những hành vi cầu thủ dùng ngôn ngữ phỉ báng, lăng mạ đối phương lẫn trọng tài cũng đều bị truất quyền thi đấu ngay tức thì, cụ thể như sau:
Cầu thủ sử dụng ngôn ngữ phổ thông chửi thề, chửi tục lăng mạ đối phương.
Sử dụng ngôn ngữ và hành động phân biệt chủng tộc. Điều này hiện vẫn là vấn đề nhức nhối ở các giải vô địch quốc gia châu Âu.
Lăng mạ trọng tài do không hài lòng với quyết định vi vua áo đen đưa ra.
Thêm nữa, một hành động có thể đẹp trong mắt cổ động viên đội này nhưng lại xấu trong mắt đội kia đó chính là cầu thủ cố tình phạm lỗi để ngăn cản bàn thắng đối thủ. Ngay lập tức, trọng tài sẽ trao ngay cho cá nhân này tấm thẻ đỏ.
Ngoài ra, ở 2 tình huống phạm lỗi mức độ nhẹ khác nhau cầu thủ đều phải nhận thẻ vàng cũng dẫn tới chiếc thẻ đỏ. Tuy nhiên đây chỉ là hình thức gián tiếp nhưng cũng rất nhiều trận đấu xảy ra.free soccer tips
Những câu hỏi thường gặp
Rất nhiều câu hỏi về tấm thẻ đỏ trong bóng đá được fan hâm mộ môn thể thao vua đặt ra sẽ có lời giải ngay sau đây:
Thẻ đỏ trực tiếp treo giò mấy trận?
Như đã đề cập phần trên, khi cầu thủ nhận thẻ đỏ trực tiếp bị treo giò mấy trận còn phụ thuộc vào mức độ vi phạm ở trận đấu đó ra sao. Tuy nhiên, khung phạt trung bình sẽ rơi vào khoảng 1 đến 3 trận.
Trên thế giới không ít trường hợp cầu thủ dù nhận thẻ đỏ trực tiếp nhưng sau đó kháng án thành công và được xóa thẻ. Đồng thời, có người bị treo giò tới 10 trận, thậm chi cả 2 năm do hành vi quá bạo lực.
Cụ thể, trong trận đấu giữa Câu lạc bộ Hà Nội gặp Thành phố Hồ Chí Minh, cầu thủ Ngô Hoàng Thịnh có pha phạm lỗi cực kỳ nghiêm trọng với Đỗ Hùng Dũng. Kết quả anh chàng này phải nhận tấm thẻ đỏ trực tiếp và bị treo giò tận 10 trận.
Hai thẻ vàng treo giò mấy trận?
Cầu thủ phải nhận 2 thẻ vàng sẽ nhận án phạt nhẹ hơn so với thẻ đỏ trực tiếp. Thông thường, người này chỉ bị treo giò 1 trận kế tiếp sau đó lại thi đấu bình thường. Tuy nhiên, trận đấu cầu thủ nhận 2 thẻ vàng cũng sẽ phải rời sân do trọng tài truất quyền thi đấu.
Thẻ đỏ phạt bao nhiêu tiền?
Cầu thủ bị nhận thẻ đỏ ngoài việc bị treo giò còn có thể phải nhận thêm án phạt tiền từ ban tổ chức giải đấu đó. Bởi nếu hành vi phạm lỗi dẫn tới tấm thẻ này quá nghiêm trọng sẽ khiến dư luận phản ứng cực kỳ gay gắt.
Do đó, ban tổ chức cũng phải đưa ra hình thức răn đe, cảnh cáo bằng án phạt thật nặng. Tuy nhiên, số tiền phạt sẽ tùy thuộc vào từng giải đấu chứ không có con số cụ thể. Trên thế giới đã có rất nhiều cầu thủ phải nhận án phạt lên tới trăm triệu đồng vì hành vi thô bạo.
Như vậy qua bài viết trên, anh em đã biết thẻ đỏ treo giò mấy trận rồi đúng không nào? Thực tế đây chỉ là tấm thẻ để răn đe, cảnh cáo các hành vi xấu của cầu thủ để đưa bóng đá trở lại với vẻ đẹp vốn có của nó.